Đề 9: "Anh chị
hãy phân tích
hình ảnh người
lính VN qua thơ
ca kháng chiến
chống Mỹ" (điển
hình như bài thơ
Dáng đứng Việt
Nam của Lê Anh
Xuân)
Trong bài viết của
1 bạn lớp 12A3
PTTH Phụng Hiệp,
CL có đoạn:
"người lính của Lê
Anh Xuân là một
nét đẹp trong
muôn vàn cái đẹp
của người lính.
Tuy đã gục ngã,
nhưng anh cố bò
mà ngồi dậy... Anh
ngã xuống đường
băng Tân Sơn
Nhất, Anh xỉu rồi
anh giải phóng
quân ơi, Nhưng
anh gượng ngồi
trên xác trực
thăng và chết
đứng trong khi
đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn
lớp 12 ở Bến tre,
viết:
"...Trên đường
băng Tân Sơn
Nhất, 1 anh giải
phóng tự nhiên
nằm đó. Một chị đi
ngang thấy anh tự
nhien nằm nên lại
rờ vào mình anh
và lắc lắc mấy cái,
chị thấy anh nằm
im nên nghĩ anh
đã chết... Anh giải
phóng quân mất
đi trong mình
không có 1 thứ
giấy tờ, một tấm
ảnh nào, kể cả
giấy chứng minh
nhân dân cũng
không có..."
Đề 10: "Em hãy
cho biết ý nghĩa
của câu thơ "Bàn
tay ta làm nên tất
cả, có sức người
sỏi đá cũng thành
cơm".
"Theo em nghĩ thì
nếu hiểu suông thì
câu này rất tối ưu
là vô nghĩa vì sỏi
đá thì khó có thể
biến thành cơm
được trừ phi các
nhà khoa học VN
đã chế tạo ra một
chất hóa học nào
mà có thể biến
được sỏi và đá
thành thực phẩm.
Còn nếu đi sâu vào
ý nghĩa của câu
thơ này, chúng ta
phải thấy ngay là
đây không phải là
những sỏi đá bình
thường mà theo
em nghĩ thì tác giả
muốn đề cập tới
các mỏ đá quí của
đất nước ta. Vì chỉ
có đào mỏ lấy đá
quí thì mới có giá
trị và có thể bán
để mua cơm ăn
mà thôi. Và chẳng
những đào được
đá quý có cơm ăn
mà còn dư tiền
mua mấy trăm
gram thịt xào lên
làm món mặn và
có một tô canh
nóng hổi nữa."
Đề 11: "Hãy tả
chiếc bồ nhà em".
- Nhà em ít thóc
nên không có bồ.
Thóc nhà em đựng
ở thúng, cót. Tuy
nhiên, em có nghe
bác Thạch, bạn bố
em nói, bố em có
bồ, nhưng không
mang về nhà. Em
có gặng hỏi, bố
em chỉ nói: Con
còn bé quá, sau
này sẽ biết. Em cứ
nghĩ: Bồ đựng
thóc thì sao lại để
nơi khác. Bác
Thạch có nói, bồ
của bố em dễ
thương lắm, đáng
yêu lắm. Bác ý bảo
bồ của bố em dài,
chân cao, miệng
nhỏ, trông cũng
nhỏ nhắn. Và thế
là em hiểu, bố em
có thóc, và ông ta
để riêng một chỗ.
Tuy nhiên em
mong bồ của bố
em phải to cơ, mà
bố phải mang bồ
về nhà cơ. Nhưng
tại sao khi nói ý
muốn này cho mẹ
em, thì mẹ em nói,
nếu bố em mang
bồ về nhà, mẹ em
sẽ chọc tiết. Em
chẳng hiểu gì cả.
Chả nhẽ bồ thóc lại
là một loại động
vật à? Em rất
muốn nhìn thấy
bồ. Và khi đó em
sẽ tả chiếc bồ thật
hay, thật xúc tích.
Được rồi, nếu
không, em sẽ gom
tiền, tự kiếm bồ
cho mình. Và có lẽ
phải thế cô ạ!!!
Đề 12: Em hãy ghi
lại sự giằng xé,
quằn quại trong
nội tâm của văn sĩ
Hộ trong tác phẩm
Đời thừa của nhà
văn Nam Cao.
Văn Sĩ Hộ sinh
trưởng trong một
gia đình có truyền
thống thể thao,
các anh em của
Văn Sĩ Hộ đều là
những cầu thủ
xuất sắc trong đội
hình đội tuyển
Sông Lam - Nghệ
An. Đặc biệt là
người anh cả Văn
Sĩ Hùng- người đã
ghi nhiều bàn
thắng quan trọng
cho đội tuyển Việt
Nam tại Seagames
19 và Tiger Cup
98... Thử hỏi con
người "tài không
cao, phận thấp, chí
khí uất" sống
trong một gia đình
toàn những người
nổi tiếng và tài
năng như vậy thì
làm sao Văn Sĩ Hộ
có thể thoát khỏi
sự giằng xé, quằn
quại trong nội tâm
- không "Đời thừa"
sao được
Đề 13: Em hãy
phân tích tấm lòng
người mẹ của bà
cụ Tứ trong
chuyện "Vợ nhặt"
của nhà văn Kim
Lân.
”Trong cuộc sống
sinh hoạt đời
thường, hàng
ngày chúng ta đã
từng được thưởng
thức rất nhiều loại
lòng, như lòng lợn,
lòng chó, lòng gà,
lòng vịt chúng đều
rất ngon và có vị
riêng biệt khác
nhau, nhưng tất cả
đều không thể
bằng lòng.... mẹ.”
Đề 14: “Em hãy tả
hình dáng và tính
tình một cụ già mà
em rất kính yêu” -
là đề tập làm văn
trong kỳ thi tốt
nghiệp tiểu học
vừa diễn ra ở tỉnh
nọ. Xin trích
nguyên văn từ bài
làm của học sinh:
- Hình dáng của bà
nội rất là thấp
được hai mét rưỡi
dáng đi rất chậm
chạp, mắt thì lừ đừ
ít thấy gì nữa…
Tính tình cụ già rất
là bực bội… Khi bà
nội cười liền nhe
mầm răng ra còn
được ba bốn cái gì
mà thôi.
- Con mắt của bà
tròn như hòn bi,
mũi có hai cái lỗ,
cụ già có hai cái
tai, tóc của bà đã
bạc phơ. Cổ ngắn
gọn, thân của bà 2,
3 thước, bà có hai
cái tay, có hai cái
chân.
- Bà cụ ngoài 40
tuổi. Hình dáng
bình thường, chiều
rộng ba mươi,
chiều cao một mét
sáu.
- Khi cười miệng
bà em móm mém
như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông
bầu bĩnh; đôi mắt
ông như mắt bồ
câu trắng; dáng đi
của ông rất hoang
thai và cái miệng
của ông như trái
tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài
thì bằng 1 mét và
không mập